Nhiều người cho rằng, phụ nữ khi mang thai phải ăn uống gấp đôi. Tuy nhiên, các mẹ thì lại lo sợ mình tăng cân quá nhiều sẽ khó lấy lại vóc dáng sau sinh. Vậy có phương pháp ăn uống nào để vào con không vào mẹ, con vẫn đủ chất mà mẹ không tăng quá nhiều cân không? Chế độ ăn tốt khi mang thai không phải là ăn nhiều. Trên thực tế, chế độ ăn uống đủ chất để mẹ và con đều khỏe mạnh mới quan trọng. Cùng tìm hiểu phương pháp ăn như thế nào để vào con không vào mẹ ngay trong bài viết sau.
Tóm tắt nội dung
Cách ăn để vào con không vào mẹ vô cùng hiệu quả
Tăng cân khi mang thai là điều tất yếu. Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể mẹ, mức gia tăng cân nặng cần thiết lên tới 10 – 15 kg trong 9 tháng 10 ngày. Đối với mẹ bầu thừa cân thì mức tăng từ 7 -10 kg. Bạn đang thắc mắc tại sao một đứa trẻ sinh ra chỉ trung bình từ 3 – 4 kg nhưng sao mẹ lại tăng nhiều ký như vậy. Đó là vì phần trọng lượng còn nằm ở thai nhau, nước ối, mô vú, sữa, máu…Tuy nhiên, nếu vượt cân nặng cho phép, mẹ bầu sẽ khó có thể lấy lại vóc dáng mi nhon sau sinh.
Phương pháp ăn để “vào con không vào mẹ” không có nghĩa là thức ăn chỉ nuôi con mà không nuôi mẹ. Áp dụng đúng phương pháp này sẽ giúp hỗ trợ con hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời giúp mẹ không bị tăng cân quá đà. Dưới đây các các mẹo hữu ích trong phương pháp ăn uống để vào con không vào mẹ.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Cách này giúp cả mẹ và bé hấp thu chất tốt hơn. Hãy cố gắng chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Ăn từ 5 – 6 bữa trong 1 ngày. Nạp thức ăn từ từ sẽ giúp mẹ tiêu hóa từ từ, không quá tải, hạn chế gia tăng nguy cơ áp lực dạ dày.
Khẩu phần ăn khoa học là khẩu phần ăn đủ chất. Mẹ hãy chia 3 nhóm dưỡng chất đạm, tinh bột và rau xanh theo tỉ lệ 1:1:2. Đạm sẽ bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, ốc…Tinh bột như cơm, lúa mạch, khoai, bánh mì…Rau xanh bao gồm các loại rau giàu vitamin và các loại trái cây.
Hãy đảm bảo đủ 3 nhóm chất trên mỗi ngày, theo tỉ lệ 1 lượng đạm, 1 lượng tinh bột và 2 lượng rau xanh. Nhờ đó, con cũng sẽ được hấp thụ dưỡng chất phù hợp để phát triển tốt hơn. Ăn nhiều rau xanh cũng giúp mẹ được khỏe mạnh, hạn chế dư thừa chất.
Đa dạng các loại thức ăn trong mỗi bữa
Trong mỗi một loại thức ăn đều chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Mẹ nên đa dạng các loại thức ăn để cơ thể và con được hấp thụ đủ chất. Không nên ăn một món liên tục nhiều lần, thừa một chất nhưng lại thiếu nhiều chất sẽ không tốt.
Hạn chế dùng đồ ngọt quá nhiều trong thai kỳ
Các thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga, trái cây chứa đường…được nạp quá nhiều làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ cho mẹ. Ảnh hưởng đến sự trao đổi chất ở trẻ dẫn đến bệnh béo phì hoặc đái tháo đường týp 2 ở trẻ về sau.
Không nên sử dụng thức ăn nhanh
Tránh các thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, muối và chất béo bão hòa như xúc xích, pate, thịt xông khói, thịt nguội, thịt đóng hộp…vì chúng rất dễ làm mẹ tăng cân nhưng lại chứa các chất không tốt cho con.
Ăn nhiều rau củ có màu xanh rất tốt cho thai nhi và mẹ
Bổ sung các loại rau xanh có màu đậm như bông cải, rau chân vịt, mồng tơi, rau muống…các loại củ quả như bí đỏ, ớt chuông xanh, vàng chứa nhiều vitamin, sắt, axit folic… Đây đều là các chìa khóa vàng giúp con được khỏe mạnh, đồng thời giúp mẹ không bị tăng cân.
Uống đủ nước và chất lỏng cần thiết trong ngày
Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 2,5 – 3 lít mỗi ngày bao gồm nước lọc, sữa, nước canh, súp và từ các loại trái cây. Bổ sung đủ nước sẽ giúp phòng tránh nguy cơ sảy thai và sinh non. Đồng thời giúp quá trình trao đổi chất cho con tốt hơn. Nước cũng giúp mẹ thanh lọc cơ thể, hạn chế hấp thu quá nhiều chất béo.
Ăn đủ lượng tinh bột
Không nên lo lắng việc tinh bột có thể khiến mẹ tăng cân mà hạn chế. Mẹ hãy bổ sung đủ lượng tinh bột cần thiết. Vì chúng cung cấp nguồn năng lượng lâu dài cho mẹ, không lo bị đói nhanh. Hãy bổ sung các loại tinh bột giàu dưỡng chất mà lại giúp bạn no lâu như lúa mì, sandwich lúa mạch, ngũ cốc, khoai lang, bắp, đậu…
Mẹ bầu nên đi bộ, tập thể dục nhẹ mỗi ngày
Dành 30 phút để đi bộ, vừa giúp mẹ bầu thư giãn mà còn gia tăng sức khỏe. Bạn cũng có thể thực hiện những bài tập dành riêng phụ nữ mang thai tại nhà. Chúng sẽ cực kỳ hữu ích cho tinh thần và thể chất của bạn.
Bổ sung thêm vitamin cần thiết cho mẹ và bé
Các loại vitamin C, B, A, D, E… luôn luôn cần thiết trong thời kỳ mang thai. Ngoài việc bổ sung từ trái cây, thực phẩm hằng ngày, bạn có thể uống thêm các dạng vitamin tổng hợp cho bà bầu. Bổ sung vitamin để con đủ chất mà mẹ không cần phải nạp quá tải thực phẩm hằng ngày.
Thực đơn cho mẹ bầu ăn giúp tăng dưỡng chất vào con
Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể mẹ, chúng ta sẽ có những thực đơn ăn uống phù hợp nhất. Nhìn chung bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các các dưỡng chất thiết yếu như đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin, canxi, sắt, axit folic, DHA… thông qua các loại thực phẩm sau:
- Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa và các loại đậu là những nguồn cung cấp protein dồi dào. Những thực phẩm này cũng cung cấp sắt, vitamin B và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
- DHA là chất béo không bão hòa rất quan trọng cho sự phát triển trí não và mắt của trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày. Cá hồi và cá ngừ là 2 loại có chứa rất nhiều DHA.
- Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 1.000 mg canxi mỗi ngày. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát là nguồn cung cấp canxi dồi dào.
- Có thể bạn chưa biết, giai đoạn mà con người tăng chiều cao nhiều nhất đó là trong bụng mẹ. Do đó, con sẽ rất cần vitamin D. Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thụ canxi. Ánh nắng mặt trời là một nguồn cung cấp Vitamin D tuyệt vời. Khoảng 5 đến 10 phút ánh sáng mặt trời chiếu vào cánh tay hoặc khuôn mặt có thể cung cấp lượng Vitamin D. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D từ các thực phẩm chức năng.
- Phụ nữ mang thai nên bổ sung tổng cộng 45 mg sắt mỗi ngày từ thực phẩm và thực phẩm chức năng. Các sản phẩm động vật, bao gồm thịt đỏ, cá, thịt gia cầm và trứng, rất giàu chất sắt. Các lựa chọn khác bao gồm bánh mì làm từ ngũ cốc, và các loại rau lá xanh, đậu và trái cây khô.
- Bánh mì, mì ống, gạo, ngũ cốc là những nguồn thực phẩm phổ biến cung cấp axit folic. Bất kỳ phụ nữ nào dự định mang thai nên tiêu thụ 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
Hướng dẫn thực đơn cho mẹ ăn khi có bầu tốt cho con
Bữa sáng luôn quan trọng đối với bất kỳ ai. Mẹ bầu hãy bổ sung đủ chất cho mình vào buổi sáng. Sáng cũng là khoảng thời gian mà dạ dày hấp thụ chất tốt nhất. Nhờ đó, con bạn cũng sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng nhiều hơn.
Ở giữa mỗi bữa ăn, mẹ nên ăn nhẹ các loại trái cây, các loại hạt, sữa… để tăng thêm các dưỡng chất, đồng thời hạn chế hấp thụ quá nhiều chất béo.
Uống 2 ly sữa mỗi ngày và nếu lượng thực phẩm nạp vào cơ thể thấp. Mẹ cần uống thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp.
Dưới đây là hướng dẫn thực đơn cho mẹ ăn khi có bầu tốt cho con trong 1 ngày. Bạn có thể dựa vào lượng và loại thực phẩm để tự lên cho mình kế hoạch ăn uống tương tự:
- Sáng: Bún bò/cháo gà/ phở + 1 ly sữa
- Bữa phụ: Các loại hạt như đậu phộng/ hạnh nhân/ óc chó hoặc trái cây khô như nho khô, mít sấy khô, khoai lang sấy khô…
- Trưa: Cơm + thịt heo ram + canh bí đỏ
- Bữa phụ: Các loại nước nước ép cam/ táo/ lựu/ ổi
- Chiều: Cơm + tôm hấp gừng + cải bó xôi xào
- Bữa phụ: Các loại trái cây tươi như mận, nho, cam, dâu tây…+ 1 ly sữa
Những loại thức ăn nên tránh lạm dụng khi mang thai
Mẹ bầu khi mang thai thường rất dễ thèm ăn. Tuy nhiên, đừng quá chiều bản thân mà ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Dưới đây là một số sai lầm ăn uống của bà bầu ma bạn nên lưu ý.
Caffeine
Cà phê, trà, nước tăng lực và một số loại nước ngọt, socola có chứa caffeine. Một số phụ nữ có thể đã nghe nói về mối liên hệ giữa caffeine và sẩy thai. Đã có nhiều nghiên cứu về việc liệu caffeine có làm tăng nguy cơ sẩy thai. Trong quá trình mang thai, bạn không nên sử dụng các thực phẩm chứa caffeine.
Đường
Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể sẽ thèm đồ ngọt. Nhưng nếu nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng ốm nghén. Đường sẽ làm tăng các triệu chứng ợ nóng và buồn nôn của mẹ. Ngoài ra đường cung cấp năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng. Do đó, ăn nhiều đồ ngọt vừa khiến mẹ vừa tăng cân mà lại vừa thiếu chất.
Muối
Ăn nhiều muối khiến cơ thể của mẹ bị tích nước, gây phù nề tay chân, tăng huyết áp, đau đầu, choáng… ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tăng nguy cơ mắc bệnh thận ở thai nhi.
Các loại thảo dược dân gian
không có nhiều chứng minh các loại thuốc thảo dược Nam, Bắc là tốt cho bà bầu. Mẹ bầu đừng vì muốn bồi bổ để con được khỏe mạnh mà tự ý mua thuốc thảo dược chưa được cấp phép để uống. Uống nhầm những loại thuốc không tốt, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mẹ và bé.
Thực phẩm sống
Trong các thực phẩm sống như cá sống, rau sống thường chứa các loại ký sinh trùng. Mẹ bầu chỉ được phép ăn những phẩm chín và đã khử trùng an toàn. Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Rượu, bia và cách chất kích thích
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không được uống rượu, bia và các chất kích thích. Cồn trong rượu bia rất dễ đi qua thai nhau và hấp thụ vào con. Cồn ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của con. Như vậy, con có thể sẽ không được phát triển lành lặn và khỏe mạnh.
Mang thai là thời khắc quan trọng của mỗi người. Để con và mẹ luôn được khỏe mạnh bạn cần có phương pháp ăn uống phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Bách hóa review về phương pháp ăn uống để vào con không vào mẹ sẽ giúp ích được cho bạn.