Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê luôn là chủ đề mà nhà nông luôn quan tâm. Làm chuồng nuôi dê đúng kỹ thuật sẽ giúp bà con kiểm soát tốt quá trình chăn nuôi, dê được chăm sóc, ít bệnh tật và phát triển tốt hơn. Bài viết dưới đây của Trại dê Thành Cát Tư chia sẻ thông tin về các kiểu chuồng dê hiện nay, nguyên liệu, cách làm và các lưu ý chi tiết khi làm chuồng dê. Mời bà con theo dõi ngay.
Tóm tắt nội dung
Các kiểu chuồng nuôi dê hiện nay
Trước khi tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng nuôi dê, bà con tham khảo các kiểu chuồng nuôi dê thông dụng nhất hiện nay.
Kiểu chuồng sàn có chia ngăn để nuôi dê: Là kiểu chuồng dê chuẩn nhất hiện nay được nhiều bà con áp dụng. Kiểu chuồng sàn có chia ngăn thường được thiết kế để nuôi dê sữa, dê con, dê hậu bị, dê sinh sản.
Kiểu chuồng sàn không chia ngăn để nuôi dê: Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê với kiểu chuồng không chia ngăn chủ yếu dành để nuôi dê lấy thịt. Ưu điểm ít tốn kém vật tư làm chuồng, nhưng không có ngăn để tách nuôi dê con, dê sinh sản khi cần thiết.
Kiểu chuồng nuôi dê con: Dê con mới sinh từ 7 – 21 ngày tuổi thường yếu ớt để tránh các dê khác trong đàn giẫm đạp thì bà con để dê con vào chuồng cũi riêng để chăm sóc. Sàn chuồng được vót mịn, lót rơm rạ để dê con nằm. Khoảng cách lỗ nhỏ 1cm, không lọt chân dê con. Có thể làm rèm tránh gió và thời tiết lạnh cho dê con.
Chuẩn bị trước khi áp dụng kỹ thuật làm chuồng nuôi dê
Xác định hướng làm chuồng nuôi đê
Xác định hướng cũng là một bước quan trọng trong kỹ thuật làm chuồng nuôi dê.
Miền Bắc: Bà con chọn hướng cửa chuồng về phía Đông Nam để đón nắng ấm, tránh tránh rét mùa đông, tránh gió mùa đông Bắc làm dê lạnh.
Miền Nam: Chọn hướng Đông Nam để ánh nắng chiếu vào nên chuồng thoáng sạch, hạn chế ẩm ướt, khiến vi khuẩn sinh sôi, dê phát triển tốt, hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Vị trí làm chuồng nuôi dê
Vị trí làm chuồng nuôi dê một bước quan trọng trước khi bạn tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng nuôi dê. Chuồng dê nên làm ở nơi khô ráo, thoáng, đường đi và cách xa nguồn nước để tránh ô nhiễm. Chuồng dê không nên làm gần nhà và cũng không quá xa nhà quá, cách nhà chừng 20 – 30 mét để tiện chăm sóc.
Xác định diện tích chuồng dê cần làm
Diện tích làm chuồng nuôi dê phụ thuộc vào định hướng số lượng dê của bà con. Sau khi chọn diện tích, bà con kết hợp với kỹ thuật làm chuồng nuôi dê để làm chuồng dê rộng rãi, thoáng mát, dễ vệ sinh, có thể tiện lợi cho dê mẹ sinh đẻ và chăm sóc dê con.
Loại dê | Diện tích chuồng ( m2/ con) |
Dê con dưới 6 tháng tuổi | 0.4 – 0.6 |
Dê hậu bị 6 – 12 tháng tuổi | 0.8 – 1 |
Dê cái không có mang thai | 1.3 – 1.5 |
Dê cái có mang thai | 1.8 – 2 |
Dê đực giống | 2.5 – 2.8 |
Chọn vật liệu làm chuồng nuôi dê
Vật liệu làm chuồng nuôi dê là bước quan trọng tiếp theo trước khi bà con áp dụng kỹ thuật làm chuồng nuôi dê. Vật liệu làm chuồng dê phụ thuộc vào quy mô số lượng vật nuôi và nhu cầu đầu tư của bà con.
Quy mô nhỏ: Với quy mô nuôi dê nhỏ, bà con có thể tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương, không cần tốn tiền như gỗ, tre, nứa, cây tầm vong, thân cây dừa, dùng lá dừa, lá cọ, cau để làm mái.
Quy mô lớn: Với quy mô lớn, bà con đầu tư làm chuồng gạch, lót sàn gỗ hoặc sàn bằng sắt thép, sàn nhựa, mái tôn, xi măng, ngói…Mặc dù tốn kém hơn, nhưng chuồng trại với các vật liệu này chắc chắn, đầu tư nuôi dê lâu dài hơn.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê chi tiết
Nền chuồng dê: Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê bao gồm kỹ thuật làm nền chuồng. Nền chuồng nuôi dê là nơi phân, nước tiểu rơi xuống. Bà con áp dụng kỹ thuật làm chuồng nuôi dê với phần nền bằng xi măng hoặc đất cứng chắc dể dễ quét đẩy, xịt nước và vệ sinh. Nền được thiết kế có độ nghiêng 3 – 5% so với hố rãnh, để phân và nước tiểu lăn xuống dễ dàng. Xung quanh nền chuồng có hệ thống ống rãnh thoát nước 1 chiều với độ nghiên dốc về hố thu gom và xử lí.
Chân trụ cho chuồng dê: Chân trụ làm chuồng dê tức là các cột nâng đỡ cả chuồng, đảm bảo chắn chắn, chịu lực tốt. Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê tốt đòi hỏi chân trụ chuồng được làm bằng xi măng hoặc gỗ to chắc. Chiều dài chân trụ từ mặt đất đến sàn khoảng 0.7 – 1m, không làm chân trụ thấp sát nền, khó đảm bảo vệ sinh, ẩm thấp dê dễ mắc bệnh.
Sàn chuồng dê: Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê quan trọng ở phần sàn. Bà con làm sàn gỗ, sàn tre nứa, sắt hoặc nhựa…Các khe lọt khoảng 2-2.5 cm để lọt phân, nước tiểu dễ dàng, không to quá có thể làm lọt chân dê. Sàn được thiết kế nhẵn, nếu làm bằng tre bà con phải gọt các mắc để tránh gây đau cho chân dê.
Vách ngăn chuồng dê: Bà con có thể áp dụng kỹ thuật làm chuồng nuôi dê với vách ngăn từng ô trong chuồng để thuận tiện nuôi nhốt dê đẻ, dê sinh sản riêng. Vách ngăn được thiết kế tương tự như thành chuồng nhưng với chiều cao khoảng 1 – 1.2 m. Giữa các vách ngăn có cửa rộng chừng 0.4 – 0.5 m để bà con có thể hướng dẫn dê di chuyển sang.
Khung và thành chuồng dê: Khung làm chuồng dê bao gồm các xà ngang, xà dọc bằng gỗ, tre… hỗ trợ liên kết chắc chắn cho chuồng. Thành chuồng là phần bao phủ xung quanh khung chuồng, che chắn, không cho dê ra ngoài. Thành chuồng có thể được làm bằng gỗ, tre hoặc lưới B40 có khoảng cách. Diện tích lỗ nan khoảng 6 – 10 cm để dê không chun ra ngoài, mà vẫn thoáng mát. Thành chuồng có chiều cao thấp nhất là từ 1.5 – 1.8 m.
Cửa chuồng dê: Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê tiêu chuẩn phải có cửa chuồng rộng khoảng 0.6 – 0.8m, dê dễ dàng chi chuyển lên xuống, không bị cọ sát vào thành chuồng, các bật thang gỗ lên xuống thiết kế với độ dốc vừa phải, không quá dốc.
Mái chuồng dê: Nóc chuồng dê làm kiểu 2 mái, nhô khỏi chuồng chừng 0.6 – 0.8 m để tránh gió lùa, mưa tạt, nắng hắc vào chuồng.
Máng ăn, máng uống chuồng dê: Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê bao gồm kỹ thuật làm các máng ăn cho dê. Các máng cho dê ăn có chiều dài tùy theo kích thước chuồng và số lượng vật nuôi. Máng ăn có có chiều cao 0.2 – 0.3 m, rộng chừng 0.25 – 0.35 m. Chúng được đặt phía trước thành chuồng với các thanh dọc song song để dê đưa đầu ra dễ dàng. Phần thành chuồng chỗ đặt máng ăn không nên làm các thanh ngang, vì thanh ngang có thể khiến dê lôi thức ăn dễ bị đổ, rơi tháo.
Sân chơi cho dê: Dê là động vật năng động, thích chạy nhảy, đặc biệt là dê con. Bà con có thể áp dụng kỹ thuật làm chuồng nuôi dê vói thiết kế sân nhỏ ngoài chuồng. Sân chơi giúp dê hoạt động, nhạy chảy, tránh bị stress khi ở lâu trong chuồng. Rào sân bằng lưới B40 tránh dê chui ra ngoài, đi lung tung. Lưu ý không rào bằng kẽm gai thì có thể gây tổn thương cho dê, nhất là bầu sữa và buồng dái, nơi rất mềm mỏng và nhạy cảm.
Xem thêm: Dê bị chướng hơi | Nguyên nhân và Cách chữa trị hiệu quả từ chuyên gia
Nơi vắt sữa dê: Thiết kế thêm nơi vắt sữa dành cho dê sữa hoặc dê mẹ mới sinh không cho con bú được. Bố trí một sạp kiên cố bằng tre hoặc gỗ ép, chân sàn cao khoảng 0.5 – 0.6 m, có máng ăn và thành để dê ăn. Trong lúc dê ăn thì bà con có thể vắt sữa rất dễ dàng.
Cách vệ sinh chuồng nuôi dê khoa học
Sát trùng chuồng trại: Sau khi tìm hiểu về kỹ thuật làm chuồng nuôi dê, bà con thực hiện khử độc tiêu trùng vào các thời điểm sau:
- Trước 7 ngày khi bắt đầu nuôi dê.
- Sau 15 ngày xuất chuồng
- 3 ngày trước khi nuôi trở lại
- 1 tháng/ lần trong quá trình nuôi
Rắc vôi quanh chuồng, hố để sát trùng. Sử dụng các loại thuốc để diệt khuẩn hóa học tại nhà thuốc thú y, lưu ý chọn thuốc khử khuẩn thích hợp dành cho chuồng có dê hoặc không có dê.
Vệ sinh thông thường: Thường xuyên về sinh chuồng trại sạch sẽ cho phần sàn và nền phía dưới. Dê khá ưa sạch sẽ, chuồng trại ẩm đọng nhiều phân và nước tiểu có thể khiến dê mắc bệnh. Dùng chổi quét cho sàn, đối với phần nền có thể dùng nước xịt cho phân chôi xuống hầm hố. Trước khi cho ăn thì phải làm sạch máng, bỏ thức ăn ủ bị mốc ôi.
Mong rằng những chia sẻ về kỹ thuật làm chuồng nuôi dê trên đây đã giúp bà con hình dung rõ hơn. Mọi thắc mắc về cách làm chuồng nuôi dê, bà con liên hệ ngay Trại dê Thành Cát Tư để được hướng dẫn thêm.