Dê bị ho có gây nguy hiểm đến sức khỏe không và làm cách nào để điều trị, là nỗi lo của không ít nhà nông. Với kinh nghiệm chăn nuôi của mình, Trại dê Thành Cát Tư sẽ hướng dẫn bạn dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Giúp đàn dê nhà bạn phục hồi khỏe mạnh trở lại đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Dấu hiệu dê bị ho có thể mắc bệnh gì?
Nếu bạn phát hiện dê bị ho và sổ mũi, ho ngắt quãng thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp. Bệnh viêm đường hô hấp ở dê được chia làm 2 cấp độ, viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Viêm đường hô hấp trên ở dê là bao gồm các cơ quan hô hấp như miệng, xoang, mũi, họng, thanh quản, khí quản. Nguyên nhân dê bị ho xảy ra do thời tiết thay đổi đột ngột, gió lùa vào chuồng, thường xảy ra nhiều vào mùa lạnh. Viêm đường hô hấp trên là bệnh khá phổ biến, bà con có thể điều trị và khắc phục dễ dàng.
Viêm đường hô hấp dưới bao gồm bệnh viêm phổi và viêm đường phế quản. Đây là bệnh lý có cấp độ nguy hiểm hơn, nguyên nhân dê bị ho do một số vi khuẩn và virus hoặc nấm. Vi khuẩn nhiễm phổi của dê kết hợp với các tạp khuẩn trong môi trường sinh sống của dê. Không khí, nước uống, thức ăn hoặc chuồng trại của dê chứa các mầm bệnh, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên. Một số loài vi khuẩn mang tên Pasteurella, P. haemolytica hay P. multocida cũng gây nên.
Phân biệt dê bị ho do viêm đường hô hấp và do viêm phổi
Dấu hiệu dê bị ho do viêm đường hô hấp
- Dê bị ho và sổ mũi, nghẹt mũi
- Không sốt, nhiệt độ không tăng
- Mệt mỏi, chán ăn
Những chịu chứng này có thể hết sau 5-6 ngày nếu chúng ta điều chỉnh môi trường và điều trị sớm cho dê.
Dấu hiệu dê bị ho do viêm phổi
- Sốt cao lên đến trên 40 độ C
- Chảy dịch mũi và mắt
- Bỏ hoặc xút ăn
- Lờ đờ không vận động, thường nằm một chỗ
- Niêm mạc mắt đỏ sẫm
- Thở khò khè, ho nhiều tăng dần
- Nhịp tim đập nhanh
Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày. Dê sốt kéo dài đến 3 ngày, nếu dê mắc bệnh nặn, sức đề kháng kém, nông dân không có biện pháp xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến cấp tính, dê sẽ chết sau 4 đến 6 ngày phát bệnh.
Trường hợp bệnh chuyển mãn tính, dê gầy gò, khó có khả năng phục hồ, duy trì được sự sống khoảng 1 tháng sẽ chết đi.
Địa chỉ mua dê giống, dê thịt và xem bảng giá dê hôm nay
Cách chữa dê bị ho hiệu quả, dễ dàng áp dụng
Đầu tiên là lập tức cách ly dê có dấu hiệu ho vào ô chuồng khác. Tùy theo cách xác định bệnh lý do viêm đường hô hấp hay viêm phổi, bạn thực hiện điều trị bằng thuốc như sau:
Điều trị bằng thuốc cho dê bị ho do viêm đường hô hấp
- Enrofloxacin hoặc Amoxicillin hoặc Doxycyline: Tiêm bắp cho dê bằng 1 trong 3 chất trên với liều lượng 1 lần/ ngày. Liên tục thực hiện tầm 5 – 7 ngày.
- Cafein + Vitamin nhóm B1, C: Bổ sung qua tiêm bắp giúp dê tăng hô hấp.
- Catosal 10%: Tăng đề kháng cho dê.
Điều trị bằng thuốc cho dê bị ho do viêm phổi
- Aziflor hoặc Cefitketo hoặc Lincospectoject: Sử dụng 1 trong 3 loại thuốc này tiêm bắp cho dê.
- Gluco KC Bamin và Bio Metasal: Bổ sung giúp dê tăng sức khỏe và đề kháng.
Để điều trị cho dê bị ho, bà con áp dụng điều trị bằng các loại thuốc trên kết hợp chế độ chăm sóc, thức ăn và nước uống dinh dưỡng, an toàn cho dê.
Dê con bị liệt thì phải làm sao? Xem ngay cách tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất
Cách phòng bệnh ho, sổ mũi cho đàn dê nhà bạn
- Khử khuẩn chuồng trại bằng vôi.
- Kiểm tra hạn chế gió lùa ban đêm.
- Cho ánh sáng mặt trời buổi sáng khử khuẩn chuồng trại trong 3 – 4 ngày liên tiếp. Thực hiện 1 tuần/ lần.
- Khử khuẩn nước uống.
- Kiểm tra nguồn thức ăn có mốc meo hoặc ẩm thấp không.
- Phòng tránh cho cả đàn bằng Gentadox W.S.P đem lại hiệu quả phòng trị các bệnh về hô hấp cho đàn dê nhà bạn.
Dê bị ho sẽ không còn là nỗi lo sợ của bất kỳ người nông dân nào sau khi đọc xong phải không? Trên đây là những kinh nghiệm mà Trại dê Thành Cát Tư có được sau nhiều năm chăm sóc đàn dê của mình. Chúc bà con nông dân thực hiện thật hiệu quả những kiến thức về dê bị ho mà chúng tôi chia sẻ.