Cách điều trị dê không ăn cỏ, bỏ ăn không rõ nguyên nhân

Dê bỏ ăn là một bệnh phổ biến, thường gặp nhất khi nuôi dê. Cùng trại dê Thành Cát Tư tìm hiểu nguyên nhân dê không ăn cỏ và cách điều trị hiệu quả, trị dứt điểm tình trạng trên.

Xem bản video:

Nguyên nhân dê bỏ ăn người chăn nuôi cần nắm rõ

Do khí hậu, thời tiết thay đổi làm dê bỏ ăn cỏ

cách điều trị dê bỏ ăn

Thời tiết thay đổi cũng làm dê biếng ăn hoặc bỏ ăn. Khi khí hậu chuyển biến qua các mùa, dê thường xuất hiện các biểu hiện bỏ ăn hoặc ăn ít. Bà con khi nuôi dê cần thiết kế chuồng trại khoa học, chuồng dê luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Do môi trường sống

Dê bỏ ăn cỏ cũng có nguyên nhân xuất phát từ môi trường sống. Chuồng rộng, số lượng dê không quá nhiều trong một diện tích, thoáng mát, sạch sẽ là điều kiện lý tưởng giúp dê ăn uống khỏe mạnh, phát triển nhanh.

Dê bỏ ăn do chưa quen thức ăn mới

Các loại thức ăn mới dê chưa ăn bao giờ, một số con dê thường không ăn hoặc ăn rất ít. Khi cho dê ăn thức ăn mới, bà con nên trộn chung với những loại thức ăn cũ, điều này giúp dê thích nghi và quen dần với loại thức ăn mới này.

Dê bị bệnh nên bỏ ăn

Ngoài những nguyên nhân do thời tiết, môi trường sống, thức ăn thì các loại bệnh cũng là lý do mà dê bỏ ăn cỏ. Một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, khi mắc phải dê sẽ bỏ ăn như: tiêu chảy, chướng bụng ….

Một số bệnh không liên quan đến đường tiêu hóa như: viêm phổi, lở mồm long móng, tụ trùng huyết, viêm kết mạc … và những bệnh khác.

Mỗi loại bệnh sẽ có cách trị khác nhau, Thành Cát Tư sẽ hướng dẫn bà con cách chữa một số bệnh phổ biến.

Tìm hiểu bệnh tụ huyết trùng trên dê và cách điều trị hiệu quả

dê bỏ ăn không rõ nguyên nhân



Nguyên nhân dê con bỏ bú mẹ khi mới sinh

Dê con bỏ bú mẹ khi mới sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dê yếu, bệnh, dê mẹ bị viêm nhiễm vú không chê dê con bú sữa.

dê con bỏ bú sữa khi mới sinh

Nếu nguyên nhân do dê yếu, không thể đứng bú sữa mẹ được thì cần điều trị như sau. Cho dê con uống Florfenicol 4% hoặc Enrofloxacin hoặc Ampicillin ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các chất điện giải cho dê con như Gluco-C, Vitamin B.Complex và Vitamin Ade ngày 3 lần, trong 10 ngày. Dùng thuốc Colostrum ngày 2 lần trong 5 ngày.

Phòng ngừa trường hợp dê con bỏ bú khi mới đẻ như sau:

  • Khi dê mẹ mang bầu, cần cho dê mẹ ăn đủ dưỡng chất, tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh như uốn ván, tụ huyết trùng…
  • Dê sinh tại vị trí thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, có rơm khô để ủ ấm cho dê con
  • Tiêm phòng uốn ván 5000IU cho dê con

Phòng ngừa bệnh tốt sẽ giúp dê con ăn khỏe, bú khỏe và phát triển tốt, không bị ốm yếu.

Tại sao dê mẹ bỏ ăn sau khi sinh đẻ?

Vì sao dê mẹ bỏ ăn cỏ sau khi sinh? Dê mẹ bỏ ăn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: dê quá mất sức khi đẻ dê con, cho dê mẹ ăn những loại thức ăn mới, lạ mà dê chưa quen, vị trí đẻ không sạch sẽ, lạnh ….

Bà con kiểm tra xem nguyên nhân từ đâu để đưa ra hướng khắc phục tình trạng dê mẹ bỏ ăn. Nếu do dê mẹ quá mệt sau khi sinh, bà con cần cho dê mẹ uống sữa, bổ sung dưỡng chất để dê mẹ hồi phục.

Chuồng đẻ cần vệ sinh sạch sẽ, ấm áp tránh gió lùa lạnh cho dê mẹ và dê con. Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho dê mẹ, bổ sung dưỡng chất khi dê mẹ mang thai.

Hướng dẫn cách chữa bệnh làm dê bỏ ăn, biếng ăn

Cách chữa bệnh tiêu chảy làm dê bỏ ăn cỏ

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở dê

  • dê bỏ ăn, biếng ăn
  • phân ở thể lỏng, có màu trắng hoặc vàng
  • mùi phân hôi
  • dê mệt mỏi
  • lông xù

Nguyên nhân dê bị bệnh tiêu chảy

Dê nhiễm vi khuẩn đường ruột qua nguồn thức ăn không sạch hoặc dê con bị nhiễm do vú dê mẹ bị viêm nhiễm.

Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy cho dê

Đưa dê bị bệnh vào khu vực khô ráo, ấm áp và sạch sẽ. Cho dê uống Orêsol từ 300 ml đến 1,5 lít/ngày, đây là dung dịch chống mất nước, điện giải. Nếu dê quá yếu không thể uống được, bà còn cần nhanh chóng truyền dung dịch chống mất nước như Ringerlactat hoặc nước muối sinh lý 0,9%. Lưu ý không nên cho dê ăn các loại thức ăn xanh nhiều nước.

Dê bị bệnh tiêu chảy ở dạng nhẹ, bà con có thể cho dê ăn các loại thức ăn như: lá ổi, lá sim, lá chè xanh, quả hồng xiêm xanh hoặc giã nát vắt lấy nước cho dê uống đều được.

Trường hợp dê bị bệnh nặng, cần dùng thuốc điều trị:

  • Hanceft: 1ml/10 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
  • Han-Clamox: 1ml/20 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
  • Genta-Coleno, Genta-Tylan, NoFlox, Colistin tiêm bắp với liều 1ml/ 8 đến 10 kg khối lượng cơ thể.
  • Kết hợp dùng Cafein, VTM B1 tiêm bắp 1 lần/ngày trợ sức, trợ lực cho dê. Cho dê uống điện giải liên tục trong 5 ngày.

Song song với việc điều trị cho dê bị tiêu chảy, bà con cần nhanh chóng vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn khu vực dê bệnh.

Tìm hiểu cách chọn dê giống thông qua ngoại hình




Cách chữa bệnh chướng bụng đầy hơi làm cho dê không ăn cỏ

Triệu chứng bệnh chướng bụng đầy hơi cho dê

  • Bụng bên trái bị căng chướng
  • Dê khó chịu, kêu la
  • Dê bỏ ăn
  • Dê không nhai lại thức ăn

Nguyên nhân dê bị chướng bụng đầy hơi

Dê ăn quá nhiều thức ăn trong một thời gian ngắn, điều này làm cho lượng hơi sinh ra tại dạ cỏ nhiều là nguyên nhân dê bị đầy hơi. Do thức ăn không sạch sẽ, thức ăn ẩm mốc do để lâu ngày hoặc ở nơi ẩm ướt.

Khi dê ăn, thức ăn bị chặn tại vùng thực quản làm cho dê không ợ hơi được cũng gây chướng bụng.

Hướng dẫn điều trị bệnh đầy hơi chướng bụng của dê

Điều trị bệnh đầy hơi chướng bụng cho dê cần kịp thời, đúng lúc đúng chỗ. Nếu không phát hiện nguyên nhân, điều trị không đúng có thể dẫn đến tử vong cho dê.

dê không ăn cỏ

Nếu nguyên nhân do dê ăn bị nghẽn tại vùng thực quản làm dê bị chướng bụng, đầy hơi thì có 2 cách điều trị như sau:

Cách 1: Luồn ống thở vào vùng thực quản đẩy dị vật xuống và thông đường hơi cho dê.

Cách 2: Dùng kim dài 16 để đâm trô ca vào vùng hông bên trái phía dạ cỏ, giúp hơi thoát ra ngoài. Lưu ý, khi cho hơi thoát ra ngoài, bà con nên cho thoát ra từ từ.

Nếu nguyên nhân là do thức ăn thì ta điều trị chướng bụng đầy hơi cho dê như sau. Cho dê đến đứng ở vị trí thoáng mát, đầu ngẩng cao hơn mông. Sau đó bà con dùng rượu tỏi, chà khu vực dạ cỏ nhiều lần. Hơ nóng nõn chuối, sau khi đã mềm bà con đút nõn chuối vào cuống họng giúp dê tự ợ hơi.

Để chữa chướng bụng, bà con có thể cho dê uống từ 300 đến 500 ml dầu ăn hoặc 20 đến 50 ml rượu tỏi. Cho uống từ 1 đến 2 lần 1 ngày, nếu dê bị tê liệt ta có thể xoay tròn dê hoặc xoa đều vùng dạ cỏ để rượu tỏi và dầu ăn trải đều, chống tạo bọt trong dạ cỏ.

Bà con mua dê giống chất lượng từ Thành Cát Tư

Cách chữa bệnh lỡ mồm long móng khiến dê bỏ ăn

Triệu chứng bệnh lỡ mồm long móng

  • Dê biếng ăn rồi dần bỏ không ăn nữa
  • Dê nóng, sốt
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ ở mồm, lưỡi
  • Xuất hiện các vết loét ở đầu vú, móng và bàn chân dê. Các vết loét này là nguyên nhân gây long móng cho dê.
  • Đi khập khiễng
  • Bàn chân sưng to

Nguyên nhân dê bị lở mồm long móng

Bệnh lỡ mồm long móng ở dê là do loại virus type A, O có hướng thượng bì gây nên. Bệnh dễ lây lan khi dê ăn các loại thức ăn không hợp vệ sinh, ăn chung với dê đã nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây qua đường hô hấp hoặc lây khi dê khỏe tiếp xúc trực tiếp với dê bệnh.

Hướng dẫn điều trị bệnh dê lở mồm long móng

Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm và chưa có cách điều trị nào hiệu quả. Hậu quả khi dê mắc bệnh là rất lớn như: dê con bị chết đột ngột, dê mẹ nhiễm bệnh sẽ không cho dê con bú sữa, dê đã lớn sẽ chết vì kiệt sức do bỏ ăn, không ăn được vì đau ở mồm.

Đối với dê đã nhiễm bệnh, bà con cần nhanh chóng cách ly với đàn, tránh lây lan qua những con khỏe mạnh. Sau đó thực hiện điều trị theo từng bước cụ thể như sau.

  1. Cho dê uống thuốc an thần và giảm đau, thuốc này giúp dê không kêu phá, giãy dụa tăng giảm năng lây bệnh.
  2. Sử dụng dung dịch axit axetic loãng hoặc dung dịch thuốc tím 0,1%, phèn chua 2%, gentian violet, cồn iốt 10%, dấm chua, nước chanh vắt, nước trà, nước khế ép, nước muối ấm để rửa vết thương cho dê. Bà con thực hiện rửa vết lương liên tục từ 4 đến 5 ngày, mỗi ngày rửa từ 2 đến 3 lần.
  3. Tiêm kháng sinh Procain penicilin 1 ml/10 – 20 kg/trọng lượng hoặc Marbovitryl 1 ml/10 kg trọng lượng. Mỗi ngày thực hiện tiêm 1 lần, liên tục trong 3 ngày liền.
  4. Sử dụng thuốc mỡ Penicilin, Tetracilin bôi vào vết thương.
  5. Bà con cạo sạch đất ở móng dê, sau đó rửa sạch bằng nước sát trùng. Tiếp theo bôi cồn iốt 10%, formol 1% hoặc than xoan trộn lá đào, nhọ nồi, phèn, nghệ lên móng dê.
  6. Cho dê ăn nhiều loại thức ăn có acid để tăng sức diệt khuẩn cho đường ruột. Bổ sung dinh dưỡng cho dê qua đường ăn uống, giúp dê tăng sức đề kháng chống lại bệnh.

Trên là một số nguyên nhân và cách điều trị khi dê bỏ ăn mà bà con cần nắm. Trại dê Thành Cát Tư kính chúc bà con nhiều sức khỏe, dê mạnh khỏe và phát triển tốt. Cần hỗ trợ thêm thông tin, bà con có thể để lại bình luận bên dưới để chúng tôi hỗ trợ.