Cá mập cầu vồng | Cách chăm sóc, tập tính và hình dạng

Cá mập cầu vồng với rất nhiều tên gọi khác nhau như cá mập vây đỏ, cá mập hồng ngọc, cá chuột Thái cầu vồng, cá hồng xá, cá labeo đuôi đỏ, tên tiếng anh của chúng là Rainbow Shark. Cá mập cầu vồng có tên khoa học là Epalzeorhynchos frenatum, chúng sống tại khu vực sông ở vùng Đông Nam Á. Cá mập cầu vồng được tìm thấy nhiều ở các con sông tại Thái Lan, sông Mêkông, tại Việt Nam loài cá này được phát hiện tại khu vực các con sông trên Tây Nguyên.

Tìm hiểu về cá mập cầu vồng

Cá mập cầu vồng là một trong số 13 loài cá mập cảnh nước ngọt, chúng rất được người chơi cá cảnh yêu thích. Chúng sống ở tầng đáy các con sông, đặc biệt thích khu vực sông có đáy cát và nhiều sinh vật phu du sinh sống.

cá mập cầu vồng Rainbow Shark

Cá mập cầu vồng không phải là cá mập thật, chúng có cái tên như vậy là do hình dáng rất giống với cá mập. Với chiếc vây lưng đặc thù.

Cá mập cầu vồng trước đây có trong tự nhiên rất nhiều, hiện số lượng của chúng giảm sút rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự hình thành những hồ thủy điện gây ra. Chúng làm giảm sự sinh sản và khu vực sống. Việc buôn bán cá mập cầu vồng dường như không ảnh hưởng đến số lượng của chúng trong tự nhiên. Hầu như nguồn cung cá mập cầu vồng trên thị trường, đều có nguồn gốc từ các trại nuôi ở Thái Lan.

Hình dáng cá mập cầu vồng

Điểm nhận biết của cá mập cầu vồng chính là những chiếc vây có màu đỏ, chính là thứ mang lại cho chúng những các tên như hồng ngọc, vây đỏ.  Ngoài màu đỏ đặc trưng, dôi khi những chiếc vây này vẫn có màu cam.

Những chiếc vây đỏ càng nổi bật hơn với cơ thể màu đen hoặc xám của chúng. Thân hình cá mập cầu vồng dài và mảnh mai. Một số con cũng có cơ thể màu xanh đậm, mặc dù màu này có số lượng không nhiều.

Vây lưng cá mập cầu vồng có thể phân thành 11 nhánh, cùng với 1 vây đuôi chẻ đôi. Đầu cá với cá miệng hơi dài về phía trước, 2 mắt có xu hướng trũng xuống. Phần thân tròn đều từ đầu đến lưng và thon dần về phía đuôi.

Cách nhận biết cá mập cầu vồng đực và cái là con đực thì vây của chúng có màu sáng hơn vây của cá cái. Cá đực sẽ có những đường mỏng màu xám ở vây đuôi, cá cái sẽ không có. Cá mập cái mình sẽ dày hơn và bụng tròn hơn cá mập cầu vồng đực. Những con cá mập hồng ngọc khi chưa trưởng thành rất khó để nhận biết giới tính của chúng.

Cách nuôi và chăm sóc cá 7 màu (Guppy)



Cá mập cầu vồng bạch tạng

Cá mập cầu vồng bạch tạng là một loại rất hiếm của cá mập cầu vồng thường. Ngoại hình chúng giống với cá mập cầu vồng nhưng thân chúng là màu trắng chứ không phải màu đen, xám hoặc xanh.

cá mập cầu vồng bạch tạng Albino Rainbow Shark

Đôi khi cá mập cầu vồng bạch tạng cũng có màu hồng nhạt hoặc vàng. Cơ thể màu sáng kết hợp cùng chiếc vây đỏ tạo nên một vẻ ngoài độc đáo, nên cá mập cầu vồng bạch tạng rất được săn đón.

Hành vi tập tính của cá mập cầu vồng

Trong tự nhiên, cá mập cầu vồng khá thụ động, nhút nhát và dễ dàng trở thành con mồi cho những loài cá khác. Điều này hoàn toàn trái ngược khi được nuôi thả trong các bể cá cảnh.

Trong bể cá cảnh, cá mập cầu vồng được xem là một loài bán hung dữ, chúng thường tấn công các loài cá khác khi điều kiện thích hợp.

Cá mập cầu vồng có tập tính lãnh thổ cao, nếu lãnh thổ của chúng bị xâm phạm chúng sẽ tấn công. Đó là lý do vì sao bể nuôi cá mập cầu vồng cần có diện tích đủ lớn để cho chúng sinh sống.

Khi lãnh thổ của cá mập cầu vồng được đảm bảo, chúng sẽ chung sống hòa bình với các loài cá khác. Theo độ tuổi, cá mập cầu vồng ngày càng hung dữ hơn, nên loại cá này không thích hợp cho những bạn mới chơi.

Tìm hiểu cá Oa oa (Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc) loài cá quý hiếm

Kích thước của cá mập cầu vồng (cá mập vây đỏ)

Kích thước của cá mập cầu vồng khi trưởng thành thường dài không quá 15 cm, mặc dù có những con có chiều dài lên đến 20 cm nhưng số lượng rất ít. Kích thước này cũng đúng với cá mập cầu vòng bạch tạng.

Giữa con đực và con cái không có sự khác biệt về chiều dài. Sự khác biệt của con đực và con cái là con đực có thân hình mảnh mai hơn.

Khi mới nở, cá mập cầu vồng rất nhỏ, chỉ là những đốm đen và chúng phát triển lớn dần lên. Cá mập cầu vòng con lớn khá nhanh, bạn sẽ ngạc nhiên về tốc độ phát triển của những con non.

Cá con có chiều dài khoảng từ 1 cm đến 2 cm trong khoảng 2 tuần đầu. Tiếp tục phát triển thêm từ 1 đến vài tháng để có kích thước như con trưởng thành. Cá mập cầu vòng có thể sinh sản được khi chúng có chiều dài khoảng 10 cm.

Cá mập cầu vồng sống được bao lâu?

Cá mập cầu vồng có tuổi thọ từ 4 đến 6 năm, mặc dù có những loại sống đến 8 năm nhưng không nhiều. Thời gian sống của chúng được đánh giá là cao so với các loại cá cảnh khác, ví dụ như cá beta chỉ sống được khoảng 2 năm.

Chất lượng nguồn nước là yếu tố chủ yếu quyết định đến độ tuổi thọ của cá mập đuôi đỏ. Nếu phát hiện nước bể cá của bạn có nồng độ clo hoặc cloramin cao, bạn có thể cần phải xử lý bằng Amquel hoặc natri thiosulfat.

Cách chăm sóc cá mập cầu vồng

Để chăm sóc cá mập cầu vồng cũng không cần quá phức tạp, hãy làm theo những hướng dẫn sau đây của Bách hóa review để chúng được phát triển khỏe mạnh nhất.




Kích thước bể cá mập cầu vồng

Một bể cá mập cầu vồng có kích thước tối thiểu là khoảng 190 lít nước. Kích thước này còn tăng lên nếu bạn có nuôi các loài cá khác chung bể với chúng, hãy lựa chọn những loại cá có kích thước tương đương, tránh những loài cá nhỏ hơn.

Như chúng tôi đã nói phía trên, cá mập cầu vồng có tính lãnh thổ rất cao. Cá mập cầu vồng sẽ tấn công những loài cá khác nếu chúng thấy lãnh thổ bị xâm phạm.

Chiều dài của bể ít nhất là 1.2m và rộng khoảng 0.5m cho 1 chú cá mập cầu vồng. Sẽ ưu tiên cho chiều ngang của bể, chiều ngang càng hẹp sẽ khiến cá mập cầu vồng trở nên càng hung dữ.

Bể càng lớn càng thích hợp để nuôi cá mập vây đỏ, không gian đủ rộng rãi để nuôi cá mập hồng ngọc chung với những loài cá khác.

Nếu bạn muốn nuôi 1 cặp cá mập hồng ngọc thì kích thước bể tối thiểu cho chúng là 285 lít. Với không gian này, bạn có thể sắp xếp chỗ trú ẩn, rải lớp sỏi để cá cái có thể đẻ trứng vào đó.

Cách nuôi và chăm sóc cá Xecan

Cá mập hồng ngọc có thể nuôi chung với loài nào?

Cá mập hồng ngọc ở ngoài tự nhiên thường sống ở khu vực đáy của sông, vì thế phần đáy bể bạn nên sắp xếp chỗ ẩn náo cho chúng. Bạn có thể nuôi cá mập hồng ngọc chung với các loài khác sống ở tầng giữa và tầng mặt.

cá Rainbow Shark

Bạn nên chọn những loài cá có kích thước bằng với cá mập cầu vồng và có khả năng tự vệ khi cần. Cá mập cầu vồng là loài bán hung dữ nên luôn có những biến cố khi nuôi chung chúng với các loài khác.

Để giảm bớt nguy cơ cá mập hồng ngọc tấn công các loại cá khác, bạn hãy thả những loại cá kia vào bể sau cùng mới thả hồng ngọc vào. Làm như vậy sẽ giảm bớt tập tính hung dữ vì bảo vệ lãnh thổ của cá mập hồng ngọc. Bạn cũng có thể thêm các loại cây thủy sinh, và thiết kế chỗ ẩn nấp cho những loài cá khác.

Bạn không nên nuôi chung 2 con cá mập cầu vồng với nhau, chúng sẽ tấn công nhau. Nếu muốn nuôi theo bầy, bạn nên nuôi ít nhất là 5 con.

Cá 3 đuôi đầu lân: Cách nuôi, chăm sóc, màu sắc và sinh sản

Cá mập cầu vồng ăn gì?

Cá mập cầu vồng là loài ăn tạp, chúng ăn hầu hết tất cả những loại thức ăn cho cá như: tảo, trùn huyết và các loại thịt. Bạn nên cho chúng ăn cân bằng giữa thực vật và động vật để có một sức khỏe tốt nhất.

Chia bữa ăn ra thành 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, trong mỗi lần ăn không nên cho chúng ăn quá nhiều. Đặc biệt chăm sóc những chú cá hồng ngọc con, chúng cần ăn nhiều loại thực vật khác nhau để phát triển cả về màu sắc và thể chất.

Chất lượng nước nuôi cá mập cầu vồng

Thông số nước khi nuôi cá mập cầu vồng như sau:

  • Độ pH từ 6.5 đến 7.5
  • Nhiệt độ nước từ 22℃ đến 26℃

Vậy là chúng ta đã nắm được cách nuôi và chăm sóc cá mập cầu vồng rồi đúng không nào. Hãy nhanh chóng mang chú cá tuyệt đẹp này về bể cá của mình nào.

Tài liệu tham khảo: Wikipedia